Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình là bệnh dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Trong rối loạn tiền đình có hai loại là: rối loạn tiền đình trung tâm và rối loạn tiền đình ngoại biên. 90% trên tổng số những người mắc bệnh về tiền đình là mắc hội chứng rối loạn tiền đình ngoại biên, có thể thấy con số này rất lớn và đáng lo ngại.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình ngoại biên là một dạng rối loạn tiền đình phổ biến. Bệnh tiền đình ngoại biên được hiểu là hội chứng rối loạn chức năng các cấu trúc bên trong của tai, thuộc về dây thần kinh 8. Biểu hiện “không lẫn vào đâu được” của bệnh này là bị chóng mặt khi thay đổi tư thế.

Rối loạn tiền đình ngoại biên tuy là bệnh lành tính nhưng nếu kéo dài vẫn sẽ gây ra nhiều sự khó chịu cho người bệnh. Người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như: nặng đầu, chóng mặt, choáng váng, di chuyển khó khăn, sợ ánh sáng... gây ra những ảnh hưởng không tốt tới công việc và sinh hoạt hằng ngày. Nếu bệnh trở thành mạn tính sẽ gây ra rất nhiều bất tiện thậm chí cả nguy hiểm cho người bệnh. Thử tưởng tượng cơn chóng mặt ập đến khi bạn vừa tham gia giao thông hay đang đi thang cuốn trong trung tâm thương mại. Thật là nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình ngoại biên

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình ngoại biên. Có thể kể tới một vài nguyên nhân chủ yếu, đối tượng “lý tưởng” của chứng bệnh tiền đình ngoại biên là: người bị các bệnh lý ở tai trong, viêm tai xương chũm mạn tính, xơ cứng tai. Người dùng bia rượu quá nhiều. Trường hợp bị tác dụng phụ của một số loại thuốc: kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị, ung thư, xạ trị, thuốc giảm đau,... dẫn đến tổn thương dây thần kinh số 8, gây tổn thương tiền đình - ốc tai… Người bị co thắt động mạch cột sống dẫn đến việc bị mắc rối loạn tiền đình ngoại biên (thường gặp ở dân văn phòng, ngồi làm việc với máy tính liên tục trong thời gian dài lại bật điều hòa liên tục dễ bị ảnh hưởng lên cột sống).Cấu tạo hệ thống tiền đình ở tai trong.

Cấu tạo hệ thống tiền đình ở tai trong.

Các dạng rối loạn tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình ngoại biên được chia ra làm hai dạng là rối loạn tiền đình ngoại biên thể nhẹ và rối loạn tiền đình ngoại biên thể nặng. Tùy theo triệu chứng của bệnh mà các nhà nghiên cứu đã chia ra làm hai dạng của bệnh. Biểu hiện đặc trưng của hai dạng rối loạn tiền đình ngoại biên này là:

Rối loạn tiền đình ngoại biên ở thể nhẹ: người bệnh thường có biểu hiện chóng mặt, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi; chóng mặt xảy ra sau chấn thương nhẹ ở vùng đầu; ngoài ra bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên.

Rối loạn tiền đình ngoại biên ở thể nặng: còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn rất nhiều và kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng...

Lưu ý: Tình trạng chóng mặt, hoa mắt ở hội chứng tiền đình ngoại biên là điều mà bệnh nhân rất đáng ngại. Ở mức độ nhẹ thì những dấu hiệu chóng mặt, hoa mắt chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, còn ở mức độ nặng thì những dấu hiệu này thường tồn tại trong khoảng thời gian dài. Nặng hơn nữa là không thể di chuyển, luôn chỉ nằm hay ngồi một tư thế, hay bị nôn thốc nôn tháo và luôn cảm thấy mọi vật xung quanh mình luôn di chuyển mặc dù những vật ấy đang đứng yên. Cơ thể thường lao đao, choáng váng, mất tập trung, ngồi xuống đứng lên rất dễ bị ngã và gây khó khăn trong việc di chuyển.

Làm gì khi bị mắc rối loạn tiền đình ngoại biên?

Rối loạn tiền đình ngoại biên nói riêng hay rối loạn tiền đình nói chung, khi mắc phải sẽ gây cho người bệnh những hiện tượng không mấy thoải mái về mặt sức khỏe. Gây suy kiệt về tinh thần và sức lực, dẫn đến làm việc và học tập không hiệu quả, thậm chí gây nguy hiểm nếu phải đi lại nhiều. Có thể thấy những biểu hiện của hội chứng làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn, khiến cho bạn không muốn làm bất cứ một công việc gì dù là nhỏ nhất. Hãy biết cách phòng chống hội chứng đừng để hội chứng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Để phòng bệnh rối loạn tiền đình, mọi người cần tuân thủ những điều sau:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Luôn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, không được để cho cơ thể ở trong tình trạng thiếu chất, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, uống nhiều nước, nói không với rượu bia và các chất kích thích khác, hạn chế ăn đồ ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ, tuyệt đối không được bỏ bữa, nhịn ăn.

Vận động mỗi ngày: Điều này cực kỳ cần thiết, đặc biệt đối với những ai làm việc 8 tiếng mỗi ngày tại văn phòng. Do quỹ thời gian vận động của nhóm người này rất ít nên cần phân bổ thời gian một cách hợp lý để có khoảng thời gian tập luyện thể dục mỗi ngày. Một số bài tập thể dục bạn có thể tập như đi bộ, đạp xe, chạy bộ cho hiệu quả rất tốt trong việc phòng và điều trị bệnh.

Hơn nữa, cần giảm thiểu được những áp lực, stress, căng thẳng thường gặp trong cuộc sống, luôn giữ cho tinh thần luôn được sảng khoái, thoải mái. Hạn chế làm những công việc nặng nhọc, không được làm việc quá sức, điều này gây tổn hại rất nhiều đến sức khỏe và rất dễ mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình.

Trong khi phải dùng thuốc điều trị các bệnh khác, nếu gặp phải các tác dụng phụ, gây ra các dấu hiệu của hội chứng tiền đình, thì cần thông báo cho bác sĩ điều trị để có giải pháp hợp lý.

BS. Minh Hoàng

Năm cách bảo vệ sức khỏe vào mùa đông

1. Vứt bỏ trạng thái mệt mỏi

Nhiều người cảm thấy mệt mỏi và chậm chạp vào mùa đông. Điều này là do thiếu ánh sáng mặt trời, gây nên sự thay đổi chu kỳ của giấc ngủ và thức giấc của chúng ta.

Hãy thử những lời khuyên sau:

Đi ra ngoài trời và tiếp thu ánh sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt.

Cố tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày để có được giấc ngủ ngon.

Tránh bị kiệt sức vì tập thể dục hoặc thiền quá nhiều - căng thẳng và quá gắng sức làm bạn cảm thấy mệt mỏi.

2. Ăn nhiều trái cây và rau cải

Khi trời lạnh và âm u bên ngoài, bạn thường ngại đi chợ và có xu hướng ăn các thực phẩm có sẵn tiện dụng nhưng không tốt cho sức khoẻ. Chính vì vậy, việc ăn nhiều rau và trái cây mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và bớt cảm giác uể oải.

Việc ăn nhiều trái cây rau quả mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Việc ăn nhiều trái cây rau quả mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Các loại rau củ mùa đông như cà rốt, củ cải, khoai tây… có thể được xào, nghiền hoặc hầm thành những món canh, xúp nóng hổi cho bữa ăn mùa đông lạnh giá và an toàn cho cả gia đình.

3. Uống thêm sữa

Sữa cung cấp chất đạm, vitamin A và B12 giúp giữ xương chắc khỏe

Sữa cung cấp chất đạm, vitamin A và B12... giúp giữ xương chắc khỏe

Bạn có nhiều khả năng bị cảm lạnh vào mùa đông, vì vậy hãy đảm bảo rằng hệ thống miễn dịch của bạn được hoạt động tốt.

Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua … là những nguồn tuyệt vời cung cấp chất đạm, vitamin A và B12, canxi… giúp giữ xương chắc khỏe. Mùa đông, bạn nên chọn các loại sữa tách kem một phần hoặc sữa không tách béo - thay vì chỉ dùng sữa chua nguyên chất và sữa tách bơ hoàn toàn.

4. Thử các hoạt động mới cho cả gia đình

Không sử dụng những tháng mùa đông lạnh như một cái cớ để ở ì trong nhà và nghỉ ngơi. Thay vào đó, hãy ra ngoài cùng với cả gia đình để thử một hoạt động mới - có thể là đá banh hoặc đi dạo trong công viên hay leo núi.

Tập thể dục đều đặn giúp kiểm soát cân nặng, tăng cường hệ thống miễn dịch và là cách tốt nhất để phá vỡ sự căng thẳng có thể tạo ra nếu gia đình bạn luôn ở trong nhà.

5. Thưởng thức bữa sáng phong phú

Mùa đông là mùa hoàn hảo cho các món cháo, phở. Ăn một bát cháo ấm vào buổi sáng mùa lạnh là một cách thông minh để bắt đầu một ngày của bạn. Nó cũng giúp thúc đẩy lượng thực phẩm tinh bột và chất xơ của bạn.

Mùa đông là mùa hoàn hảo cho các món cháo, phở

Mùa đông là mùa hoàn hảo cho các món cháo, phở

Những thực phẩm này cung cấp cho bạn năng lượng và giúp bạn cảm thấy được cung cấp đầy đủ hơn về dinh dưỡng. Nếu bạn muốn giản tiện hơn trong nấu nướng, cháo yến mạch cũng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng mà không cần phải thêm thắt nhiều thực phẩm khác. Thêm một quả chuối hoặc trái cây khác để thêm hương vị và giúp bạn đạt mục tiêu cả ngày.

Mai Hương - Học viện Quân Y

Giảm tiểu cầu vô căn, chữa trị thế nào?

Em đi xét nghiệm máu được chẩn đoán giảm tiểu cầu vô căn. Xin bác sĩ tư vấn cho em về bệnh và cách chữa trị?

dangthily@gmail.com

Giảm tiểu cầu vô căn là tình trạng bệnh lý trong đó tiểu cầu ngoại vi bị phá hủy ở hệ liên võng nội mô do sự có mặt của một tự kháng thể kháng tiểu cầu. Tiểu cầu là một trong những thành phần chính của máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Tiểu cầu có chức năng chính là cầm máu. Tiểu cầu có đời sống ngắn chỉ 1 tuần so với hồng cầu là 120 ngày. Số lượng tiểu cầu trong máu bình thường vào khoảng 140.000-440.000/mm3. Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn là dạng bệnh ở hệ thống miễn dịch. Bệnh có hai dạng cấp tính và mạn tính (90% bệnh cấp tính gặp ở trẻ em và thanh niên; còn 90% dạng mạn tính xảy ra ở người lớn tuổi. Khi lượng tiểu cầu trong máu giảm sẽ gây xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết tiêu hóa. Hiện bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong giai đoạn nặng có thể truyền tiểu cầu và dùng thuốc kháng viêm corticoid. Tuy nhiên, cần phân biệt với xuất huyết giảm tiểu cầu do các căn nguyên tại tủy xương: suy tủy xương, lơ-xê-mi cấp, đa u tủy xương, ung thư di căn tủy xương, hội chứng rối loạn sinh tủy; giảm tiểu cầu ngoại vi do căn nguyên khác: do dùng thuốc, do nhiễm virut: HIV, HBV, HCV, Dengue, sởi, thủy đậu, bệnh hệ thống, do cường lách, sau truyền máu. Người bệnh giảm tiểu cầu cần lưu ý tránh không dùng các thuốc như aspirin, heparin, thuốc trị lao... Bạn nên khám và điều trị tại bệnh viện chuyên khoa huyết học và truyền máu.

BS. Trần Kim Anh

Cách chăm sóc trẻ mắc tim bẩm sinh

Trần Liên Hoa (Nam Định)

Bệnh tim bẩm sinh (TBS) là cách gọi chung cho các dị tật của tim ở các vị trí như van tim (hẹp van, hở van, không có lỗ van), buồng tim (tim chỉ có một tâm nhĩ, hay một tâm thất, hay 3 buồng tâm nhĩ), vách ngăn tim hay các động mạch lớn gần tim... có từ lúc trẻ còn trong bào thai. Bệnh TBS khá nguy hiểm vì gây ra rất nhiều biến chứng như: suy tim, cao áp động mạch phổi, viêm phổi nặng tái phát nhiều lần, nhiễm trùng máu và nội mạc tim, biếng ăn, thiếu máu hoặc cô đặc máu gây tắc mạch máu não, áp-xe não và lên cơn tím tái. Các biến chứng này thường là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ TBS. Chính vì những nguy hiểm này mà trẻ bị TBS cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Đối với những trẻ còn đang tuổi bú sữa, người mẹ cần lưu ý phải bế trẻ lên và để đầu trẻ cao khi bú; nên cho trẻ ăn làm nhiều lần với lượng ít. Với trẻ đã ăn cháo và cơm thì nên cho ăn nhạt, ăn có nhiều rau, trái cây để tránh táo bón. Trẻ bị suy tim chỉ nên uống nước khi khát. Trẻ bị TBS tím, máu bị cô đặc nhiều, nên uống nhiều nước. Không nên cho trẻ tham gia các hoạt động hay trò chơi cần phải gắng sức. Nên giữ ấm cho trẻ và nên yêu cầu trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên, vì bệnh nhân TBS rất dễ bị viêm phổi và bị bệnh răng miệng từ đó sẽ dẫn tới nhiễm trùng máu và nội mạc tim. Tất cả trẻ bị TBS vẫn phải chích ngừa như mọi trẻ bình thường khác.

ThS. Thanh Lâm

Triệu chứng viêm amiđan phổ biến

Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của viêm amiđan:

Đau họng

Đau họng là triệu chứng phổ biến của viêm amiđan. Đau họng có thể kèm theo đau ở khu vực lân cận như đau tai và đau cổ.

Khó nuốt

Khi bị viêm amiđan, người bệnh có thể cảm thấy khó nuốt cùng với sốt. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị.

Triệu chứng viêm amiđan phổ biến

Sốt

Tăng nhiệt độ và viêm trong cơ thể cũng là dấu hiệu của viêm amiđan. Do đó, nếu bạn bị sốt cao không hạ ngay cả khi đã dùng paracetamol cùng với đau họng nhiều hơn 1,2 ngày, đây có thể là dấu hiệu bạn cần đi khám bác sĩ.

Đau đầu

Viêm a miđan cũng có thể gây đau đầu do tăng nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, thiếu năng lượng vì không ăn được cũng khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, nếu bạn bị đau đầu và đau họng cùng với sưng hạch cổ, hãy đi khám bác sĩ.

Ho

Mặc dù đau họng và sốt là các triệu chứng phổ biến của viêm amiđan, trong một số trường hợp bạn cũng có thể bị ho. Điều này là do viêm có thể lan tới phổi.

BS Thu Vân


(Theo THS)

Việc cần làm giúp mắt luôn tinh tường

Vậy những việc nào cần làm để giúp đôi mắt luôn tinh tường?

Đôi mắt được ví như cửa sổ tâm hồn và là giác quan được coi trọng nhất nên bạn chớ coi thường. Hãy thực hiện một số bước đơn giản dưới đây để giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh.

Ăn uống đủ chất

Muốn cho sức khỏe đôi mắt được tốt, rất đơn giản, nó bắt đầu từ chính thức ăn trên mâm cơm nhà bạn. Các chất dinh dưỡng như axit béo omega-3, lutein, kẽm, vitamin C và E có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về thị lực tuổi tác như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Để có được đầy đủ các dinh dưỡng trên, hãy thêm vào mâm cơm nhà bạn các loại rau lá xanh, các loại cá, thịt, trứng, các loại quả hạch, đậu cùng trái cây như rau bó xôi, rau họ cải, các loại cá biển, hàu… để cung cấp protein và vitamin hữu dụng.

Một chế độ ăn uống cân bằng cũng giúp bạn giữ được sức khỏe. Điều đó làm giảm tỷ lệ mắc bệnh béo phì và các bệnh liên quan như bệnh đái tháo đường týp 2 bởi đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở người lớn.Sử dụng kính bảo hộ lao động trong môi trường vật liệu hoặc không khí độc hại.

Sử dụng kính bảo hộ lao động trong môi trường vật liệu hoặc không khí độc hại.

Bỏ thuốc lá

Thuốc lá có nhiều khả năng gây cho bạn nguy cơ bị đục thủy tinh thể, tổn thương thần kinh thị giác và thoái hóa điểm vàng. Nếu bạn đã cố gắng để từ bỏ thói quen hút thuốc, hãy cố gắng thực hiện. Đây là thói quen xấu và ảnh hưởng đến thị lực.

Đeo kính mát

Kính mát sẽ giúp bảo vệ mắt khỏi tia cực tím của mặt trời (UV). Quá nhiều phơi nhiễm tia cực tím sẽ làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Chọn một cặp kính có khả năng ngăn chặn 99 - 100% tia UVA và tia UVB. Kính mắt to giúp bảo vệ đôi mắt của bạn được nhiều hơn do có thể ngăn tia UV từ hai bên. Kính mát còn làm giảm độ chói khi bạn lái xe.

Nếu bạn đeo kính áp tròng, kể cả loại có khả năng bảo vệ tia cực tím, bạn vẫn nên đeo thêm một chiếc kính mát nữa.

Sử dụng kính bảo hộ lao động

Nếu bạn làm việc trong môi trường vật liệu hoặc không khí độc hại ở nơi làm việc cũng như ở nhà, hãy đeo kính bảo hộ để bảo vệ đôi mắt của bạn không bị tổn thương.Ngoài ra, các môn thể thao có nhiều khả năng làm chấn thương mắt thường có liên quan tới bóng như khúc côn cầu, bóng bầu dục, tennis... Hãy bảo vệ mắt bằng cách mang mũ bảo hiểm có mặt nạ hoặc kính bảo hộ để che vùng mắt dễ bị tổn thương.

Nhìn xa màn hình máy tính

Nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính hoặc điện thoại quá lâu có thể gây ra: mỏi mắt, tầm nhìn mờ, khô mắt, nhức đầu, đau vùng cổ, lưng và vai.

Để bảo vệ đôi mắt của bạn khi công việc bắt buộc phải dùng máy tính, bạn nên đến bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và kê đơn mua cặp kính phù hợp nhất đảm bảo tốt nhất cho công việc nhìn màn hình máy tính. Nếu phải căng mắt để nhìn mà vẫn không cải thiện, hãy nói chuyện với bác sĩ và đổi cặp kính khác.

Di chuyển màn hình sao cho mắt bạn luôn nhìn ở tầm cao phía trên màn hình. Điều này cho phép mắt bạn nhìn xuống một chút mà không phải nhướng lên.

Cố gắng tránh lóa từ cửa sổ và đèn. Sử dụng màn hình chống lóa nếu cần.

Chọn một chiếc ghế thoải mái khi ngồi cũng là cách hỗ trợ thị lực. Ngồi ở tư thế sao cho bàn chân của bạn đặt ngay ngắn trên sàn nhà.

Nếu đôi mắt của bạn bị khô, hãy chớp mắt nhiều hơn.

Cho mắt nghỉ mỗi 20 phút. Hãy đứng dậy ít nhất 2 giờ một lần và nghỉ ngơi 15 phút.Cần đi khám mắt định kỳ để phát hiện các bệnh về mắt.

Cần đi khám mắt định kỳ để phát hiện các bệnh về mắt.

Thường xuyên khám và tư vấn bác sĩ nhãn khoa

Mọi người đều cần khám mắt thường xuyên, thậm chí ngay từ khi còn nhỏ. Việc này giúp bảo vệ tầm nhìn của bạn và cho phép bạn luôn nhìn mọi vật được tốt nhất.

Khám mắt thường xuyên cũng có thể tìm ra bệnh để điều trị kịp thời, ví dụ như bệnh tăng nhãn áp là một bệnh không có triệu chứng và tiến triển âm thầm. Điều quan trọng là phải phát hiện sớm, khi có thể điều trị dễ dàng và hiệu quả nhất.

Tùy thuộc vào nhu cầu kiểm tra sức khỏe mắt, bạn có thể tư vấn:

- Bác sĩ nhãn khoa: Là những bác sĩ chuyên về chăm sóc mắt. Họ có thể cung cấp các dịch vụ chăm sóc mắt nói chung, điều trị các bệnh về mắt và thực hiện phẫu thuật.

- Bác sĩ đo thị lực (phải có 4 năm đào tạo chuyên sâu): Họ sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt chung và điều trị các bệnh phổ biến nhất về mắt. Tuy nhiên, họ không phẫu thuật mắt.

Các bước khám mắt tổng thể: Đây chính là quá trình hỏi đáp về tiền sử y khoa cá nhân và gia đình bạn. Thực hiện các xét nghiệm về tầm nhìn để xem bạn có bị cận, viễn hay loạn thị không hoặc có bị lão thị (thay đổi về thị giác liên quan đến tuổi tác) hay không. Kiểm tra xem mắt bạn làm việc tốt nhất ở mức độ nào. Đo nhãn áp và các xét nghiệm thần kinh thị giác để kiểm tra bệnh glaucoma. Kiểm tra mắt bằng quan sát bên ngoài và bằng kính hiển vi trước và sau khi nhỏ thuốc giãn đồng tử.

Mai Hương

((TheoWebmd))

Phòng viêm phổi

Phổi là một bộ phận trong cơ thể với vai trò chính yếu là trao đổi các khí - đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, và điôxít cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra, phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu. Phổi cũng là một nơi lưu trữ máu.

Ở người, phổi gồm có hai buồng phổi nằm bên trong lồng ngực, được bao bọc bởi các xương sườn chung quanh, phía dưới có cơ hoành ngăn giữa phổi và các cơ quan trong bụng như gan,dạ dày, lá lách. Giữa hai buồng phổi là khí quản dẫn khí chính. Buồng phổi bên trái có 2 thùy, bên phải có 3 thùy. Mỗi buồng phổi có một phế quản chính, một động mạch và hai tĩnh mạch - những ống dẫn này chia như nhánh cây chi chít từ lớn ở giữa ngực (trung thất) đến cực nhỏ phía ngoài cùng của buồng phổi (phế quản tận cùng), kèm theo là các dây thần kinh và mạch bạch huyết. Những ống dẫn khí lớn hơn như khí quản và phế quản lớn được nhiều vành sụn giữ cho cứng và có ít cơ trơn. Bên trong các ống có lát màng tế bàotiêm mao và một lớp màng nhầy mỏng trên các tế bào này. Chất nhầy giữ bụi,hạt phấn và các chất bẩn khác. Qua chuyển động của tiêm mao, chất bẩn bám theo màng nhầy được đẩy lên và đưa vào thực quản nuốt xuống dạ dày theo nước miếng.

Phòng viêm phổiKhi nghi ngờ bị viêm phổi cần đi khám bệnh ngay

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là viêm các phế nang trong phổi do một tổn thương nào đó gây nên, hay gặp nhất là nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virút, vi nấm. Viêm phổi có thể ở một vùng hoặc ở một vài vùng (viêm phổi thùy hoặc “đa thùy”) hoặc toàn bộ phổi.

Nguyên nhân

Với NCT, mọi chức năng của cơ thể dần dần suy giảm, trong đó sức đề kháng càng ngày càng kém cho nên càng đễ trở thành đối tượng của các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là đường hô hấp. Trong các bệnh đường hô hấp ở NCT, viêm phổi là nguy hiểm nhất. Theo các chuyên gia, viêm phổi gây ra tử vong ở 25% lứa tuổi trên 65. Theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ, cứ 20 người lớn tuổi viêm phổi thì có 1 người tử vong. Viêm phổi kết hợp với cúm đứng thứ 8 trong danh sách nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở quốc gia này (thống kê năm 2010).

Có nhiều thứ có thể gây viêm phổi nhưng thường gặp nhất là nhiễm trùng. Thời tiết chuyển mùa chính là điều kiện lý tưởng cho các bệnh đường hô hấp phát triển, trong đó có bệnh viêm phổi. Nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phổi là nhiễm vi khuẩn, có thể sau một đợt nhiễm virút đường hô hấp trên, lúc này virút làm tổn thương niêm mạc đường dẫn khí hô hấp làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công vào phổi. Bình thường ở đường hô hấp trên có rất nhiều vi khuẩn cư trú ở đó (phế cầu, H.influezae…) nhưng không gây bệnh (gọi là vi khuẩn ký sinh), khi gặp điều kiện thuận lợi, nhất là sức đề kháng của NCT bị suy giảm hoặc mắc bệnh cúm, các vi khuẩn này trở nên gây bệnh (gọi là gây bệnh cơ hội). Các chủng vi khuẩn Gram âm (trực khuẩn mủ xanh…) hoặc vi khuẩn tụ cầu vàng (S.aureus) hoặc vi khuẩn liên cầu, mặc dù ít gặp nhưng rất nguy hiểm, bởi chúng có thể gây viêm phổi nặng, khiến bệnh nhân bị suy hô hấp, dẫn tới phải thở máy, thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, một số vi khuẩn như Chlamydia và Mycoplasma cũng có thể gâybệnh viêm phổi ở NCT. Nguy cơ viêm phổi sẽ tăng lên ở NCT bị tai biến nằm liệt giường, đi lại, vận động khó khăn (viêm phổi do ứ đọng các chất tiết kèm theo vi khuẩn) hoặc do tai biến gây sa sút trí tuệ giai đoạn cuối. NCT bị bệnh Parkinson hoặc bị các bệnh lý xương khớp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, người già yếu phải nằm một chỗ trong thời gian dài... nhất là khi họ phải ăn uống, hít thở trong tư thế nằm rất dễ mắc bệnh viêm phổi, thậm chí viêm phổi nặng

Phòng viêm phổi

Triệu chứng

Viêm phổi ở NCT thường diễn tiến âm thầm, khó nhận biết hoặc rất dễ nhầm với các triệu chứng của bệnh khác. Nhiều người bệnh chỉ sốt nhẹ, ít ho (thậm chí không ho), không có đờm hoặc ít đờm nhưng lại thở nhanh, thở gấp hơn bình thường. Tuy nhiên, hầu hết NCT khi bị viêm phổi thường có sốt (có thể không sốt do sức kháng kém nên phản xạ rất yếu), ớn lạnh, ho kèm đờm màu đục, đau tức ngực nhất là khi hít sâu vào hoặc khi ho và khó thở. Tuy nhiên, đối với một số NCT quá yếu, triệu chứng bệnh đôi khi không điển hình chủ yếu là mệt mỏi, chán ăn, vì vậy người nhà khó phát hiện cho nên thường nhập viện muộn.

Bíến chứng

Bệnh có thể lan rộng ra hai hoặc nhiều thùy phổi làm cho người bệnh khó thở nhiều hơn, tím môi, mạch nhanh có thể gây suy hô hấp hoặc gây xẹp một thùy phổi bởi do đờm đặc quánh gây tắc phế quản. Hoặc có thể gây áp-xe phổi, tràn dịch, tràn mủ màng phổi, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể dẫn đến viêm màng ngoài tim rất nguy hiểm.

Nguyên tắc điều trị

Khi nghi ngờ bị viêm phổi cần đi khám bệnh ngay, tốt nhất là khám nội tổng hợp hoặc chuyên khoa hô hấp để được điều trị đúng, sớm tránh để xảy ra biến chứng.

Lời khuyên của thầy thuốcĐể phòng bệnh viêm phổi và các biến chứng của bệnh, NCT cần chú ý giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột, đặc biệt là giữ ấm cổ, ngực và hai bàn chân. Cần giữ vệ sinh hoàn cảnh tốt (nơi ăn, ở, đồ dùng hàng ngày), khi ra đường nên đeo khẩu trang để tránh khói, bụi,… Hàng ngày cần vệ sinh họng, mũi, miệng bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nếu đeo hàm giả cần vệ sinh hàng tuần. NCT cần có chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. NCT không nên uống rượu, không hút thuốc lá, nghỉ ngơi và vận động cơ thể hàng ngày tùy theo điều kiện của từng người.

TTƯT.PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU